MẪU GIÀY OXFORD CAO CẤP KHÔNG THỂ THIẾU CỦA MỌI QUÝ ÔNG

Một đôi giày nam Oxford đẹp là phụ kiện không bao giờ lỗi mốt và có khả năng đem đến sự trang trọng và lịch sự cho bất cứ người đàn ông nào sở hữu chúng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hay nhầm lẫn giày nam Oxford với những loại giày tây buộc dây khác. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách nhận biết giày Oxford một cách dễ dàng nhất.

1. Lịch sử giày Oxford

Những đôi giày nam Oxford đẹp cao cấp lừng danh có nguồn gốc từ vùng Scotland & Ireland. Trước kia, chúng còn có tên gọi khác là Balmoral (tên của 1 lâu đài) - nơi làm việc của những người thợ thủ công tài hoa đã làm nên loại giày này, nhưng sau một thời gian nó được đổi thành Oxford - tên của trường học. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt ở đây là những người Anh di cư tới Mỹ vẫn ưa thích và sử dụng tên gọi cũ đó là Balmorals.
Vẫn chưa có số liệu chính xác về thời gian những đôi giày nam Oxford đẹp cao cấp ra đời. Nhưng từ đầu thế kỷ 18, giày nam Oxford đẹp chính hãng đã có mặt ở Mỹ, nhanh chóng được cánh mày râu ưa chuộng và được lan truyền sang các quốc gia khác bằng các cuộc di dân hoặc chiến tranh.

2. Cách nhận biết giày Oxford

Giày nam Oxford đẹp chính hãng có đặc điểm là được đục lỗ và có dây buộc. Tuy nhiên, đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt chúng với các mẫu giày Tây truyền thống là các lỗ xỏ dây được đặt dưới phần thân giày trước (vamp ), mui giày luôn đóng khít.
Giày nam Oxford có một số loại cơ bản sau:

* Giày Oxford trơn 
Giầy nam đẹp Oxford trơn chỉ gồm 2 phần da phía trước và phía sau ghép lại với nhau. Với thiết kế đơn giản,  thanh lịch và thường là màu đen, nên chúng thường phù hợp để đi buổi tối hoặc tham dự sự kiện. Oxford da trơn phổ biến nhất là da bóng (patent leather) và đi cùng màu xi bóng (mirror shine).

* Giày Oxford Wholecut
Thay vì từ nhiều miếng khâu lại với nhau, Oxford Wholecut chỉ được làm từ một miếng da duy nhất. Vì thế, những đôi giày nam đẹp này thường rất liền mạch và mang lại vẻ nam tính, lịch sự dành cho các quý ông. Bên cạnh đó, Oxford Wholecut cũng có thể có các phần họa tiết trang trí dập chìm trên bề mặt da. Những năm trở lại đây, Oxford Wholecut cũng đang dần trở nên phổ biến và được nhiều người ưa thích. Oxford Wholecut trơn bóng rất hợp để mặc cùng với suit hoặc đi dự tiệc.
Tuy nhiên, mẫu giày này lại khá kén da, nên nếu quý ông nào đang có ý định mua cho mình một đôi Oxford Wholecut thì nên tìm hiểu kỹ càng và đầu tư cho mình một đôi giầy nam chính hãng chất lượng, vì nếu mua phải loại da rởm da sẽ bị nhăn nheo và rất xấu.
Oxford Wholecut cũng có một biến thể khác được gọi là Seamless. Seamless là loại giày cũng làm từ một miếng da, thậm chí chúng còn không có một đường khâu nào. Để làm ra được những đôi giày seamless phải là những người thợ thủ công có tay nghề cao và loại này cũng hiếm gặp.

* Giày Oxford Cap Toe
Oxford cap toe  là loại giày Oxford phổ biến và dễ tìm nhất hiện nay, đặc biệt là màu đen. Điểm khác biệt của loại giày này là có thêm một miếng da đắp lên phần mũi giày. Tuy nhiên, nó vẫn vô cùng  đơn giản và thanh lịch thích hợp sử dụng trong môi trường đòi hỏi sự sang trọng, nhưng cũng không quá nghiêm túc. Một đôi giày nam đẹp có màu đen hoặc nâu sẫm phối với suit là trang phục cơ bản của doanh nhân thành đạt.

* Giày Oxford Brouge
Brouge là thuật ngữ dùng để ám chỉ các họa tiết đục lỗ trên thân giày. Những lỗ đục này vốn ra được tạo ra để giúp nước chảy ra khi đi trong điều kiện bùn lầy, tạo sự thông thoáng cho bàn chân, nhưng ngày nay nó chỉ còn ý nghĩa về mặt trang trí và thẩm mỹ.
Giày nam Oxford brouge được chia thành nhiều loại, tùy thuộc vào vị trí và số lượng các lỗ đục trên thân giày. Và đương nhiên, với các hoạt tiết trang trí như thế, đôi giày của bạn sẽ bớt tính nghiêm túc, lịch sự so với các kiểu đơn giản như oxford trơn hay Cap toe oxford.
Tùy thuộc vào màu sắc và hoàn cảnh mà bạn chọn lựa, mà sẽ kết hợp giày Oxford Brouge với quần jeans, chino hay quần âu và sơ mi khác nhau. Thường thì một đôi brouge màu nâu sẽ dễ phối đồ hơn với màu đen bởi những đôi giày nam italy cao cấp hướng người mặc tới sự thoải mái.

0 nhận xét:

Người đóng góp cho blog