Cà vạt nam hàng hiệu và những điều bạn chưa biết (P1)
Để góp phần vào một quý ông lịch lãm thì không thể thiếu một chiếc cà vạt nam đẹp. Sự kết hợp giữa cà vạt với áo sơ mi cùng chiếc áo vest hay blazer sẽ làm quý ông thêm hoàn hảo trong các sự kiện quan trọng, đi gặp đối tác hay tham gia một buổi tọa đàm...
1. Cà vạt hay ca-vát
Một dải bằng vải hoặc lụa quàng quanh cổ áo, thắt nút và thường buông dài trước ngực được gọi với cái tên ca vát hay cà vạt nam. Vì thế có nhiều câu hỏi đặt ra gọi ca-vát hay cà-vạt? Tùy theo người, hiện nay từ điển ở trong nước dùng chữ ca-vát, còn theo quan điểm cá nhân thì tôi thích dùng chữ cà-vạt vì đó là thói quen. Cà-vạt tiếng Pháp là Cravate; tiếng Anh là Tie, Necktie hoặc Cravat.
2. Lịch sử của cà vạt
Chắc hẳn các quý ông đều đã sử dụng cà vạt, tuy nhiên, không phải ai cũng biết lịch sử của chiếc cà vạt. Vào năm 1660, trong một chiến thắng ăn mừng khi đánh thắng quân Thổ Nhĩ Kì có một trung đoàn lính đánh thuê người Croatia cũng hiện diện ở Ba-Lê (Paris). Điều đặc biệt ở trung đoàn này chính là họ đều quấn chiếc khăn quàng cổ bằng vải lụa với màu sắc rực rỡ. Trung đoàn này được trình diện với vua Louis XIV, vua nước Pháp, một ông vua nổi tiếng thích các đồ trang sức cá nhân. Vì rất thích kiểu khăn quàng này, nên sau đó không lâu, vua Louis XIV đã dùng nó như một dấu hiệu cho trung đoàn Cà-Vạt Hoàng Gia (Royal Cravatte). Năm 1669, quận chúa của Lavallière, người rất được vua sủng ái, là người đàn bà đầu tiên mang cà vạt nam cao cấp. Vì thế trong thế kỷ thứ 19 một kiểu cà-vạt được mang tên của vị quận chúa này. Chữ “cravat” một cách tình cờ được phát xuất từ chữ “Croat”. Từ cà-vạt hay ca-vát mà chúng ta dùng là đọc trại đi từ chữ cravate của tiếng Pháp.
3. Cấu tạo của cà vạt
Cà vạt được cấu tạo gồm 5 phần chính đó là: lớp vỏ ngoài, nhãn hiệu, đầu nhọn của cà vạt, lần lót giữa, đường may.
- Lớp vỏ ngoài: Đây là phần chính để tạo nên hình dạng của chiếc cà vạt và là phần quan trọng nhất. Tùy thuộc vào yêu thích của mỗi người, lớp vỏ ngoài sẽ có chất liệu khác nhau như: lụa, len, cashmere, cotton hay linen... Hiện nay còn có sự pha trộn của nhiều loại vải khác nhau để đảm bảo độ bền khi mặc. Bạn nên tránh chất liệu vải polyester, đa phần người ta thường dùng các chất vải in hay len lụa.
Khi đã lựa chọn được chất vải ưng ý thì nhà thiết kế sẽ may theo đúng kích thước về chiều dài, chiều rộng như thiết kế đã vẽ. Chiều dài của cà vạt thường được xác định bởi số vòng cuộn, thông thường là 3 vòng cuộn có nghĩa là mỗi vòng cuộn thường được thêm vào một chiếc ghim ở phần giữa. Ngoài ra, có những chiếc cà vạt có lên đến 7 vòng cuộn hoặc 12 vòng cuộn. Càng thêm vòng cuộn càng tăng thêm kích cỡ và sức nặng của chiếc cà – vạt. Khi sủ dụng những chất vải mềm, mịn nguyên chất như lụa thì sang trọng hơn và cuộn cũng dễ cuộn hơn, điều này có thể đánh dấu tay nghề khóe léo của những người thợ thủ công.
- Nhãn hiệu: là một miếng vải nhỏ in nhãn hiệu được khâu vào miếng vải tại phần sau của chiếc cà vạt hàng hiệu.
- Đầu nhọn cà vạt: Phần đầu nhọn chính là phần kết thúc khi thắt cà vạt, hai phần đầu nhọn này sẽ được thiết kế với một phần to và một phần đầu nhỏ. Khi đó, đầu to được đè lên trước, phần nhỏ ẩn sau. Tuy nhiên, cũng có cách thắt để hai phần song song nhau.
- Lần lót giữa của cà vạt: Thông thường, lần lót giữa của cà vạt là một mảnh vải với chất liệu len hay len hỗn hợp. Tác dụng của lớp lót này là giúp cho chiếc cà vạt có độ cứng và độ đứng khi thắt. Len nguyên chất tốt hơn cho phần lớp lót bởi nó là lớp vải giúp cho cà vạt bền hơn. Đối với những chiếc cà vạt không có lớp lót sẽ không tạo được độ cứng và khó định dạng được các số vòng cuốn.
- Đường khâu: Cuối cùng là đường khâu, một chiếc cà vạt đẹp, tinh tế và sang trọng thì không thể bỏ qua đường khâu. Những đường khâu tay nhỏ, đều và thẳng chạy dài từ đầu đến đuôi cà vạt bao bọc xung quanh lớp ngoài và lớp trong của chiếc cà vạt đều được đánh giá là tinh tế và khéo léo. Phần lớn những chiếc cà vạt được thực hiện bởi mũi khâu ẩn mặt trái của chiếc cà vạt giúp cho dáng hình của chiếc cà vạt được đứng hơn.
Learn more »